Phân loại quy mô các KCN
Phân loại quy mô các KCN
Hiện nay, xu hướng phát triển bền vững là xu hướng chủ đạo của nhiều nước trên thế giới. Đó là sự phát triển bền vững, liên tục của nền kinh tế, đồng thời với việc lành mạnh hóa xã hội và bảo vệ môi trường. Nước ta hiện đang trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa, để tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển mình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì các khu công nghiệp được thành lập ngày càng nhiều hơn với quy mô lớn hoặc nhỏ khác nhau, và chúng được chia thành các loại hình như sau:
Loại 1: các khu công nghiệp được xây dựng trên khuôn viên đã có sẵn một vài doanh nghiệp đang hoạt động. Các doanh nghiệp này thành lập nhằm mục đích đáp ứng cho nhu cầu phát triển theo đúng quy hoạch, đồng thời tạo cơ sở hạ tầng kỹ thuật tập trung, đồng bộ với hạ tầng xã hội thuận lợi phục vụ tốt cho việc phát triển khu công nghiệp có điều kiện xử lý các chất thải với các thiết bị tiên tiến.
Loại 2: các khu
công nghiệp được thành lập
cho việc đáp ứng nhu cầu di dời các
nhà máy, xí nghiệp ở nội thành và các đô thị xen kẽ với khu dân cư đông đúc do yêu cầu bảo vệ môi trường nhất
thiết phải di chuyển.
Loại 3: các khu
công nghiệp quy mô vừa và nhỏ
mà hoạt động sản xuất gắn liền với nguồn nguyên liệu nông lâm, thủy sản được
hình thành ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Loại 4: các KCN
hiện đại, xây dựng mới hoàn toàn. Các KCN loại này có tốc độ hạ tầng tương đối
nhanh và chất lượng khá cao, có hệ thống xử lý tiên tiến, đồng bộ tạo điều kiện
hấp dẫn đầu tư đối với các công ty nước ngoài có công nghệ cao, khả năng tài
chính và làm ăn lâu dài với Việt Nam, kha năng vận động và xúc tiến đầu tư thuận
lợi, có mạng lưới kinh doanh rộng ở nhiều nước, có kinh nghiệm tiếp thị.
Việc hình thành
ngày càng nhiều khu công nghiệp, ngoài việc mang lại lợi nhuận kinh tế cho đất
nước thì bên cạnh đó, các vấn đề về ô nhiễm khí thải, nước thải, chất thải rắn ở
các khu công nghiệp cũng cần được quan tâm nhiều hơn.
Với sự ô nhiễm
môi trường ngày càng nghiêm trọng, sự phát triển công nghiệp và kết quả là nhiều
khu công nghiệp hình thành với sản xuất hàng loạt các loại hình sản phẩm, kết
quả là các nhà máy xí nghiệp thải một lượng lớn nước thải chưa đạt tiêu chuẩn
vào nguồn tiếp nhận làm gây ô nhiễm nguồn nước mặt hay nước ngầm, sự qui định
nghiêm ngặt về môi trường, hạn chế phát sinh mùi hôi khi xả thải cũng như tạo
điều kiện ổn định cho nhà máy hoạt động. vì vậy để đảm bảo an toàn cho nguồn nước
cũng như môi trường thì việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp,
các nhà máy xí nghiệp nằm trong khu công nghiệp là một việc làm hết sức quan trọng
và cần thiết.
Nhận xét
Đăng nhận xét