Nước thải sinh hoạt là gì
Nước thải sinh hoạt là gì
Là loại nước được thải ra môi trường xung quanh trước và trong quá trình tắm, vệ sinh, giặt tẩy, nấu nướng, ăn uống, và các hoạt động thường ngày khác của người dân sinh sống và làm việc trong các khu dân cư, công trình làm việc, trung tâm thương mại, khu vui chơi, … Tại các thành phố có mật độ dân cư đông đúc thì lượng nước thải sinh hoạt này nếu chưa được xử lý mà đỗ ra môi trường xung quanh là rất nguy hại. Do vậy hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt rất thật sự cần thiết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cũng như tìm các giải pháp khắc phục vấn đề này trong bài viết sau nhé.
Nguồn gốc nước thải sinh hoạt
Nước thải được sinh ra trước, trong và sau các quá trình này đều là nước thải sinh hoạt là gì ?:
- Nước có trong chất thải của con người thải ra như phân, nước tiểu, máu, chất dịch cơ thể, giấy vệ sinh đã sử dụng, khăn ướt, … gọi chung là nước thải đen
- Nước thải Rò rỉ từ bể phốt, ống xả bể phốt,…
- Nước tẩy rửa (nước thải sinh ra từ các hoạt động như tắm rửa cá nhân, tẩy rửa quần áo, nước vệ sinh sàn nhà, nước thải nấu ăn,…) thường được gọi chung là nước thải xám.
- Các chất thải dạng lỏng còn tồn dư trong nguồn nước như: Dầu ăn, nước uống, thuốc trừ sâu, dầu nhờn bôi trơn,nước sơn, hóa chất tẩy rửa … vv. Các chất này còn gọi là chất thải thặng dư còn tồn đọng dưới dạng lỏng.
Tính chất của nước thải sinh hoạt
Tính vật lý:
- Nhiệt độ của nước thải tùy thuộc vào khí hậu hoặc nhiệt độ môi trường xung quanh
- Nước thải có thể có màu sắc thường là màu đen hoặc màu nâu.
- Nước thải có chứa nhiều các hạt lơ lửng như là các hóa chất hữu cơ phân hủy hoặc do các động thực vật thủy sinh tạo nên do đó nước thải thường bị đục, độ đục của nước thải càng lớn thì nước đó càng bị nhiễm bẩn.
- Nước thải sinh ra tùy thuộc vào số lượng và thành phần đặc điểm của nó mà có mùi khác nhau, đa phần là hôi thúi, khó ngửi gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân xung quanh.
Tính chất hóa học
Chỉ số độ pH: là chỉ số giá trị pH của nước thải có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình xử lý. Dựa vào giá trị pH quyết định phương pháp nào là thích hợp hoặc có thể điều chỉnh lượng hóa chất với lượng vừa đủ để dùng trong quá trình xử lý nước thải.
Chỉ số DO: Là tỉ lệ phần trăm oxi hòa tan trong nước để duy trì sự sống cho các vi sinh vật có bên trong nước. Trong môi trường nước bị nhiễm độc, oxi bị dùng cho các quá trình phản ứng hóa sinh dẩn đến hiện tượng giảm tỉ lệ oxi trong nước thải.
Chỉ số BOD (có nghĩa là nhu cầu oxy hóa sinh học – tiếng Anh là Biochemical Oxygen Demand): Là tỉ lệ oxy cần thiết để diễn ra quá trình ôxy hóa các chất hữu cơ có trong nước bằng vi sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn), hiếu khí. Tiến trình này được gọi là quá trình oxy hóa sinh học.
Chỉ số COD (có nghĩa là nhu cầu oxy hóa học – tiếng Anh là Chemical oxygen Demand): Là tỉ lệ ôxy cần thiết cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thành H2O và CO2 vì một tác nhân oxi hóa mạnh. COD hiển thị lượng chất hữu cơ có thể oxy hóa bằng con đường hóa học. Chỉ số COD có giá trị lớn hơn BOD vì nó bao gồm cả lượng chất hữu cơ không bị oxy hóa bằng vi sinh vật.
Thành phần sinh học
Thành phần trong nước thải có các vi sinh vật : Nấm men, tảo, vi khuẩn, nấm mốc,…
Các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
Công nghệ xử lý nước thải MBBR
Là công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học dựa vào sự kết hợp giửa xử lý bằng bùn than hoạt tính và xử lý bằng vật liệu màng sinh học MBBR
Công nghệ MBBR được áp dụng trong ngành xử lý nước thải bị ô nhiễm sinh học riêng rẽ hoặc đồng thời của các hợp chất cơ bản (N,BOD,P). Các ngành nghề thường sử dụng công nghệ MBBR để xử lý nước thải như :
– Nước thải sinh hoạt áp dụng cho nhà hàng, khách sạn, nước thải sinh hoạt được xả ra từ các nhà máy trong các khu công nghiệp,…).
– Nước thải bệnh viện, phòng khám, phòng nha khoa, trạm y tế.
– Nước thải ngành công nghiệp thực phẩm (nước thải nhà máy sản xuất bia, nhà máy chế biến tinh bột sắn, nhà máy chế biến sữa,… )
Công nghệ xử lý nước thải AAO (còn gọi là công nghệ A2O)
Là công nghệ được các nhà khoa học người Nhật phát triển vào những năm 90 của thế kỷ 20 và ngày càng được hoàn thiện về quy trình xử lý cũng như kỹ thuật.
Các công trình xử lý nước thải như xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải từ các nhà máy chế biến thủy hải sản, nước thải từ bệnh viện và nước thải sinh ra từ các nhà máy chế biến thực phẩm
Công nghệ này được sử dụng để xứ lý các loại nước thải có tỉ lệ BOD / COD > 0.5, các loại nước thải có tỉ lệ các hóa chất hữu cơ dể phân hủy sinh học cao. Công nghệ này dể vận hành và có độ ổn định cao từ đó dể dàng nhận thấy công nghệ xử lý AAO sẽ trở thành công nghệ xử lý tối ưu nhất Việt Nam ở thời điểm này.
Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học kết hợp với hóa lý.
Công nghệ xử lý này được sử dụng trong rất nhiều hệ thống xử lý nước thải công nghiệp khác nhau và các hệ thống xử lý có nước thải có nồng độ màu cao như nước thải dệt nhuộm, nước thải ra khi sản xuất mực in, …
Công nghệ này cần phải xử lý bằng biện pháp hóa lý trước khi xử lý bằng biện pháp sinh học nhưng do có nhiều công ty môi trường không có kinh nghiệm khi sử dụng công nghệ xử lý này nên thường ngược lại dẩn đến hiệu quả xử lý nước thải không được như kỳ vọng. Trước khi ứng dụng vào hệ thống xử lý nước thải thực tế cần phải đem mẫu thử đi kiểm tra để xác định được thành phần, tính chất của nước thải thì mới xác định được loại hóa chất phù hợp với hệ thống xử lý.
Công nghệ xử lý nước thải MBR
MBR viết tắt của chử tiếng Anh là Membrane Bio Reactor có nghĩa là xử lý bằng bể lọc màng sinh học. Công nghệ này là sự phát triển nổi bật của các nhà khoa học về sản phẩm màng lọc sinh học trong thế ký XXI, công nghệ này sử dụng 1 màng lọc có kích thước <0.2 µm được đặt trong bể sinh học hiếu khí mà không cần bể lắng sinh học và bể khử trùng nên tiết kiệm được chi phí lắp đặt. Màng lọc MBR có kích cở rất nhỏ nên sẽ lọc lại các phân tử bùn vi sinh, các vi sinh vật độc hại cũng như cặn lơ lửng ra khỏi nước xả thải.
Công nghệ xử lý này được sử dụng rất nhiều trong các hệ thống xử lý nhưng do giá thành màng lọc khá cao nên các hệ thống xử lý nước thải có công suất xử lý lớn sẽ hạn chế dùng.
Công nghệ xử lý nước thải SBR
SBR viết tắt của chử tiếng Anh là Sequencing batch reactor có nghỉa là công nghệ xử lý bằng phương pháp sinh học theo mẻ, là một công nghệ xử lý có hiệu quả cao.
Để vận hành công nghệ xử lý này các công ty môi trường sẽ xây dựng 2 cụm bể bao gồm cụm bể Selector và cụm bể C-tech, là bể xử lý hoạt động thông qua các quy trình phản ứng sinh học theo từng mẻ liên tục, đây là một dạng của bể Aerotank. Nước thải được dẩn qua bể Selector trước, tại đây sẽ diễn ra quá trình sục khí liên tục là điều kiện để quá trình xử lý sinh học hiếu khí diễn ra. Nước thải sau đó tiếp tục được dẩn sang bể C-tech để tiếp tục quá trình xử lý tiếp theo. Quy trình xử lý SBR sẽ hoạt động theo một chu kỳ khép kín tuần hoàn với các bước bao gồm : Làm đầy, sục khí, lắng, rút nước và nghĩ. Mỗi một bước tuần tự sẽ được lựa chọn kỹ càng. Hệ thống SBR cần kiểm soát toàn bộ quá trình xử lý nên cần hệ thống vận hành theo chu kỳ để có thể điều khiển toàn bộ quá trình xử lý.
Vì sao nên chọn hệ thống xử lý nước thải của chúng tôi
Trên đây là các công nghệ xử lý nước thải được công ty Môi Trường Sài Gòn SGE thường xuyên tư vấn và lắp đặt cho các khách hàng là doanh nghiệp sản xuất trong nhiều ngành nghề khác nhau tại TPHCM và các tỉnh thành khác trên cả nước. Để đạt được hiệu quả xử lý nước thải cao nhất với chi phí tối ưu nhất hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin liên hệ bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.
Nhận xét
Đăng nhận xét